Nhiệm vụ hiện nay Binh_chủng_Hải_quân_Đánh_bộ,_Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam

Khi có chiến tranh xảy ra mà chiến trường là đảo do ta quản lý bị nước ngoài đánh chiếm thì hải quân đánh bộ là lực lượng phải lấy lại được đảo.
— Thượng tá Hoàng Phú Vĩnh, lữ đoàn phó Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147

Từ năm 1979 trở đi,quan hệ Việt-Trung rơi vào tình trạng căng thẳng cực kỳ vì cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.Đến năm 1988,tình hình ngày càng nguy cấp hơn khi Hải chiến Trường Sa 1988 nổ ra làm phía Hải quân Nhân dân Việt Nam mất 2 tàu vận tải, 64 thủy thủ của lữ đoàn hải quân 146 hy sinh,Việt Nam mất Đá Gạc Ma. Tuy đến năm 1991, Việt-Trung bình thường hóa quan hệ nhưng với sức mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng khiến Việt Nam đề phòng.

Tình hình ngày càng phức tạp hơn nữa khi Trung Quốc đưa ra tuyên bố đòi chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo,quần đảo bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong toàn bộ Biển Đông. Ngày 6 tháng 5 năm 2009,Trung Quốc trình tấm bản đồ đường đứt khúc chín đoạn (hay còn gọi đường lưỡi bò) lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mà trong đó họ tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông. Ngay sau đó,ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.[7] Tuy bị phản đối,đả kích liên tục kể cả nhiều năm sau cho đến bây giờ nhưng Trung Quốc vẫn đang thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình bằng cách tập trung phát triển tiềm lực quân sự.Chính vì những điều trên mà nhiệm vụ của Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng to lớn,quan trọng và cấp thiết khi Biển Đông đã và đang trở thành "1 thùng thuốc nổ của châu Á", có thể phát nổ bất cứ lúc nào,nó còn đặc biệt phức tạp hơn khi các bên tham gia tranh chấp tại Biển Đông lại bao gồm 6 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau (chưa kể đến sự can thiệp từ các cường quốc hay tổ chức bên ngoài hoặc các động thái quân sự của các bên tại Biển Đông). Một ví dụ điển hình về nhiệm vụ của hải quân đánh bộ trong tình hình hiên nay chính là Quần đảo Trường Sa. Nơi đây hiện có 5 quốc gia kiểm soát trong đó Việt Nam giữ 21 đảo đá, Philippines giữ 10, Trung Quốc giữ 7, Malaysia giữ 7 và Đài Loan giữ 2. Việc giữ được hay mất đi bất cứ 1 đảo thậm chí 1 đá nào khỏi quyền kiểm soát của Việt Nam trong quần đảo này sẽ phụ thuộc vào Quân chủng Hải quân nói chung và lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam nói riêng.

Liên quan

Binh chủng Pháo binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Đặc công, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn La Mã Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh đoàn Lê dương Pháp Binh pháp Tôn Tử Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa Binh chủng Hóa học, Quân đội nhân dân Việt Nam Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Quân đội nhân dân Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Binh_chủng_Hải_quân_Đánh_bộ,_Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam http://www.nguyennguyen.com/2008/09/lich-su-lu-oan... http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201703/lu-doa... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/31461302-h... http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong... https://archive.is/20130421212016/giaoduc.net.vn/X... https://archive.is/20130421215728/www.qdnd.vn/qdnd... https://baohaiquanvietnam.vn/ban-tin/lu-doan-147-h...